TY Health Supplements Hotline: 1900 636998

NGUYÊN NHÂN BỆNH BẠCH HẦU? TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
10/07/2024

NGUYÊN NHÂN BỆNH BẠCH HẦU? TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Thông thường, trẻ từ 1 đến 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang con không còn. 

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh bạch hầu, bao gồm cách thức lây truyền, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.

1. Bệnh bạch hầu là gì? 

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này thường cư trú ở mũi và họng của người bệnh, lây lan qua các giọt bắn nhỏ khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi.

2. Cách thức lây truyền

Nguyên nhân gây ra bệnh là ngoại độc tố của vi khuẩn Bạch hầu tiết ra tác động đến tim, thận và hệ thần kinh gây nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế  Thế giới (WHO), Bạch hầu là bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 20%, trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ em ngày càng tăng.

Bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người mang mầm bệnh. Các hình thức lây truyền phổ biến bao gồm:

  • Hít phải các giọt bắn nhỏ do người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

  • Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc giả mạc của người bệnh.

  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tay, cốc chén, đồ chơi,... của người bệnh.

2.1 Thời kỳ cao điểm của bệnh

Ở vùng ôn đới bệnh thường xảy ra qua đường hô hấp, đỉnh cao vào các tháng mùa đông, chủ yếu là do C.diphtheriae tox+. Trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, 80%  xuất hiện ở những trẻ dưới 15 tuổi  không  được tiêm chủng ngừa bệnh. Tỷ lệ này cao nhất ở phần đông dân nghèo.

Ở nước ta, theo số liệu của viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh trong năm 1983: Miền Bắc: 0,695% , miền Trung 0,174 %, miền Nam 0,489 %.

Trong 5 năm nay, bệnh bạch hầu liên tiếp xuất hiện nhiều tại những tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đắk Lắk… Từ rải rác xuất hiện một, hai trường hợp ở một số vùng, gần đây liên tiếp hàng chục bệnh nhân nhiễm bệnh được ghi nhận.

3. Triệu chứng

  • Căn cứ tại Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020, bệnh bạch hầu thường thấy nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da...

Có thể nhận biết một người bị mắc bệnh bạch hầu thông qua các triệu chứng sau:

(1) Đối với bạch hầu họng:

- Thời kỳ khởi phát:

+ Người bệnh thường sốt 37,5 độ - 38 độ, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.

+ Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

- Thời kỳ toàn phát:

+ Toàn thân: Người bệnh sốt 38 độ - 38,5 độ, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

+ Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu.

Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.

+ Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.

(2) Đối với bạch hầu ác tính:

Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh. Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40 độ, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi.

Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.

(3) Đối với bạch hầu thanh quản:

Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản.

Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở.

4. Chẩn đoán

Theo Mục 1 và Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020

Chẩn đoán bệnh bạch hầu dựa trên các yếu tố sau:

  • Tiền sử tiếp xúc với người bệnh

  • Triệu chứng lâm sàng

  • Xét nghiệm ngoáy họng để tìm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

4.1 Biến chứng

Có 2 loại biến chứng quan trọng: Biến chứng do màng giả lan rộng và biến chứng do độc tố gây nên.

  • Trường hợp bệnh bạch hầu mà chẩn đoán và điều trị muộn thì màng giả phát triển và lan nhanh xuống phía dưới thanh – khí phế quản sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu cấp cứu không kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

  • Viêm cơ tim có thể xảy ra ở cả hai trường hợp bạch hầu nặng và nhẹ, nhất là khi có tổn thương tại chỗ lan rộng và khi có sự trì hoãn trong chỉ định kháng độc tố. Biểu hiện lâm sàng có thể nghe tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi… Trên điện tâm đồ sẽ thấy biến đổi ST – T, loạn nhịp tim, rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung thất, phân ly nhĩ thất…

  • Viêm cơ tim có thể xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu tiên của bệnh hoặc trễ hơn vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Đây là một biến chứng trầm trọng đòi hỏi sự chăm sóc theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ và điều trị tích cực. Thông thường tiên lượng là xấu.

  • Ngoài ra còn có biến chứng thần kinh thường xuất hiện sau một thời gian muộn hơn. Liệt khẩu cái cả hai bên và thường liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn thường xuất hiện tuần thứ 5, nhưng cũng có thể xuất hiện trong tuần đầu đó là nguyên nhân gây cho bệnh nhân nhìn mờ, và lác . Viêm dây thần kinh cơ hoành, gây liệt cơ hoành thường ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 7. Liệt các chi hoàn toàn nhưng hiếm gặp. Hầu hết  các biến chứng thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn trong nhiều tuần đến nhiều tháng.

5. Phòng ngừa

Phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vắc-xin bạch hầu được tiêm kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà (DPT) cho trẻ em và vắc-xin uốn ván - bạch hầu (Tdap) cho người lớn. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung như:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước

  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

  • Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về bệnh bạch hầu, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin được tham khảo từ nguồn: 

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/tim-hieu-ve-benh-bach-hau.html 

https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A28AD-hd-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-bach-hau-theo-quy-dinh-cua-bo-y-te.html 

https://emohbackup.moh.gov.vn/publish/home?documentId=8719 

TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU LÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐẶC HIỆU, QUAN TRỌNG VÀ HIỆU QUẢ NHẤT

#TYHealthSupplements #Boytekhuyencao #benhbachhau #tiemchungmorong 


https://www.facebook.com/MOHVIETNAM (post social) copy lại ý tưởng bên này

TY Orga Food tự hào là công ty độc quyền các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc tự nhiên xuất xứ từ New Zealand. Chúng tôi cam kết đem lại trải nghiệm tốt nhất cho sức khoẻ người dùng Việt Nam.

Đọc tiếp

Hình ảnh TY OrgaFood

Bài viết liên quan

NGUYÊN NHÂN BỆNH BẠCH HẦU? TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Thông thường,...

Mừng Ngày Giải phóng Miền Nam

🎉 𝐂𝐡𝐚̀𝐨 𝐦𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐤𝐲̉ 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐆𝐢𝐚̉𝐢 𝐩𝐡𝐨́𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐍𝐚𝐦 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 đ𝐚̂́𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟑𝟎/𝟒 𝐯𝐚̀ 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́ 𝐥𝐚𝐨 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝟏/...

Mùa mới, bệnh mới: Anh chị đã chuẩn bị gì để 'đối phó'

Mùa mới, bệnh mới: Anh chị đã chuẩn bị gì để 'đối phó'?    Mùa mới đến rồi! Nhưng cùng với đó là "khách không mời" - những căn bệnh cúm mùa! Anh chị đã trang bị gì để "đối đầu" với chún...

zalo